Để làm được điều này, mỗi giáo viên phải có “cái tâm” trong sáng.

admin

Administrator
Thành viên BQT
Nghề giáo cũng là một nghề như bao nghề khác trong xã hội. Nhưng nghề giáo có những đặc trưng riêng biệt, bởi đối tượng lao động của nghề giáo là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với sự phát triển nhân cách.



Đối tượng này không phải vật vô tri vô giác như khúc gỗ của người thợ mộc hay viên gạch của người thợ hồ… mà là một con người nhạy cảm với mọi sự tác động. Người giáo viên phải dùng kiến thức, kỹ năng sư phạm tác động đến học sinh để thay đổi nhận thức, hình thành nhân cách, giúp các em “lớn lên” trở thành những người hữu ích cho xã hội.

Để làm được điều này, mỗi giáo viên phải có “cái tâm” trong sáng.

Theo NGƯT Đào Ngọc Ca, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình, người có thâm niên trên 30 năm gắn bó với nghề giáo: Cái tâm chính là nguồn gốc của thành công, là động lực thúc đẩy người thầy vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; giúp họ giữ vững lập trường, bản lĩnh nghề nghiệp, lương tâm, trách nhiệm trong nghề.

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, cái tâm của người thầy giáo càng quan trọng hơn bao giờ hết. Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục, người thầy phải có cái tâm, phải có tình thương, trách nhiệm với học sinh, với nghề nghiệp.

renchudep

Rèn chữ, rèn người – thiên chức của mỗi nhà giáo.

Nghề giáo nhìn bề ngoài tưởng chừng như một nghề bình lặng, nhàn nhã nhưng trên thực tế không phải vậy. Nghề giáo cũng như bao nghề khác, phải chịu nhiều áp lực về công việc.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giáo viên Trường THCS phường 4, TP Cà Mau, cho biết: “Giờ làm việc cật lực nhất đối với giáo viên không phải là giờ đứng lớp mà là thời gian nghiên cứu, làm việc tại nhà. Đó mới là thời gian xây dựng các giá trị, tìm tòi, cập nhật kiến thức để có thể sử dụng trên bục giảng”.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, song đa số những người đã chọn nghề giáo là nơi gắn bó sự nghiệp cả đời đều có những tâm huyết với nghề, với học sinh. Bởi đơn giản, ở đó họ tìm thấy niềm vui, hạnh phúc.

Hạnh phúc đối với nghề giáo thật đơn giản, đôi khi chỉ là một ánh mắt, nụ cười, lời cảm ơn chân thành từ học sinh, từ phụ huynh, bà con, chòm xóm; hay mỗi khi nghe tin học trò đậu đại học, có được việc làm, gặt hái được những thành công trong cuộc sống.

Thầy Võ Văn Thử, Hiệu trưởng Trường THPT Thới Bình, tâm sự: “Tôi đã gắn bó với nghề giáo trên 25 năm, đã có nhiều người nói với tôi “nghề giáo sướng thật”, tôi mỉm cười và nghĩ, đúng nhà giáo sướng thật! Cái sướng là được làm việc trong môi trường giáo dục thân thiện, được nói và chia sẻ về những điều mà mình tâm huyết, gắn bó…

Nhưng để có được niềm vui sướng, hạnh phúc ấy, mỗi nhà giáo chúng tôi phải có cái tâm trong sáng, hết lòng với nghề để vượt qua rất nhiều khó khăn, vất vả, những cám dỗ cuộc sống, không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

Cũng như bao nghề khác trong xã hội, nghề giáo luôn cần một chữ “tâm”. Nhưng chữ “tâm” của nghề giáo đặc biệt hơn, bởi lẽ nhiệm vụ của nghề giáo không chỉ đào tạo nên những con người “vừa hồng, vừa chuyên” mà còn làm cho tâm hồn những con người ấy trở nên tuyệt vời hơn, hướng những thế giới tâm hồn riêng ấy đến một thế giới chung đầy tình thân ái, đoàn kết.

Chữ “tâm” chính là đòn bẩy để mỗi nhà giáo thực hiện trọng trách này.

Theo Báo Cà Mau

Hiểu được những ưu điểm và hạn chế của phương pháp học E-Learning, E-Learning LAB đã chú trọng xây dựng hệ thống website hoàn chỉnh nhất, hỗ trợ mọi hoạt động và định dạng tài liệu, sắp xếp bài giảng của giáo viên và đặc biệt chú trọng về sự tương tác, kết nối. Hệ thống website bố trí rõ ràng và dễ nắm bắt giúp người dạy và người học có thể kết nói với nhau dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, tìm kiếm tài liệu, bài giảng.
 
Top