Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ tức giận vô cớ?

admin

Administrator
Thành viên BQT
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không tránh khỏi tình trạng bé nhà bạn tức giận vô cớ. Bạn rất bực mình với điều đó và không biết nên xử trí ra sao trong trường hợp này. Nếu vậy, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có thể biết được cách có thể giúp bé hết giận và bé tự nhận thức được lỗi sai của mình.





Các bé nhỏ tuổi thường hay có thói quen mong muốn được bố mẹ quan tâm, đặc biệt là đáp ứng những yêu cầu mà mình muốn. Nhiều bố mẹ cũng vì thương yêu con nên rất chiều con trong việc đó. Tuy nhiên, điều này lại rất dễ khiến trẻ trở nên hư hỏng do thói quen đòi hỏi và được đáp ứng một cách dễ dàng. Nếu trẻ không được đáp ứng, các bé dễ nổi giận, la hét thậm chí khóc lóc và ăn vạ đòi bạn phải mua cho bằng được. Lúc này, bạn không biết nên làm thế nào và làm cách nào để bé thôi khóc. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích bạn trong điều đó.


Bình tĩnh khi bé tức giận, la khóc:


Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bé tức giận và la khóc đó chính là cha mẹ phải thật bình tĩnh. Có giữ được bình tĩnh thì mới có thể giải quyết được mọi chuyện. Nếu như cha mẹ cũng không thể kiềm chế được cảm xúc của mình, rất có thể sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn.


1-5.png


Khi thấy trẻ la khóc, kêu đòi, cha mẹ hãy hít 1 hơi thật sâu, bình tĩnh trước những hành động của trẻ. Cố gắng kiềm chế cảm xúc và hãy suy nghĩ rằng bé làm vậy chỉ vì bé còn quá nhỏ, chưa hiểu chuyện, và rằng đó là do bé muốn được quan tâm và được chú ý đến. Sau khi giữ được sự bình tĩnh, bố mẹ hãy lựa chọn thật cẩn thận và khôn khéo, nhẹ nhàng nói với bé về hành động của mình.


Nói chuyện và thỏa hiệp với bé:


Sau khi đã kiềm chế được cảm xúc của mình, cha mẹ nên cùng ngồi nói chuyện và thỏa hiệp với bé. Thỏa hiệp ở đây không phải là việc ta đồng ý, đáp ứng hayy cho bé những đòi hỏi bé muốn, mà là sự thỏa hiệp về việc những hành động bé làm vừa rồi là dúng hay sai, rằng ta có chấp nhận hay không chấp nhận điều đó và nếu bé không chấp nhận, ta sẽ để bé tự chơi một mình và không quan tâm đến bé cho đến khi nào bé nhận ra lỗi sai của mình.



2-16.jpg

Bố mẹ nên nói chuyện với bé. Đây là cách hữu hiệu nhất để cả có thể cùng chia sẻ và giải quyết những khúc mắc, những vấn đề hiện tại của bé. Bố mẹ có thể đưa ra những lời nhận xét cho bé, cùng bé phân tích lại hành động và thái độ của bé. Hãy hỏi bé rằng liệu bé thấy như thế nào khi tức giận, tức giận bé có thấy là điều tốt hay không và điều bé muốn thực ra có thể giải quyết theo cách nào?…. làm như vậy không những là cách chia sẻ hữu hiệu giúp bố mẹ hiểu các bé hơn mà nó còn là cách giáo dục bé tự nhìn nhận và tự kiểm điểm lại bản thân mình. Sau những lần như vậy, bé sẽ học được thói quen tốt cũng như bài học về việc không nên tức giận vô cớ, phải bình tĩnh và mọi chuyện đều có cách giải quyết của nó.


Không nên la mắng, cáu gắt với trẻ:


Có rất nhiều người do không kiềm chế được cơn bực tức của mình nên đã cáu gắt, quát mắng các bé. Điều này không những không cải thiện được tình hình mà nó còn khiến cho mọi chuyện càng trở nên phức tạp và trầm trọng hơn. Khi trẻ tức giận, dù cho đó có thể là do nguyên nhân nào đi nữa, bạn cũng không nên mắng trẻ hay thậm chí đánh trẻ khi trẻ không nghe lời.


Trong trường hợp nếu bé nhà bạn vẫn không chịu thỏa hiệp và không chịu nghe lời bạn nói, hãy nói với trẻ rằng bạn không chấp nhận hành động của bé bây giờ và nếu bé không bình tĩnh, không nín khóc, sẽ không có cuộc nói chuyện nào diễn ra, bạn sẽ không vui chơi cùng bé nữa. Sau đó, bố mẹ hãy để kệ bé, hãy lờ bé đi và xem như không quan tâm đến những hành động của bé cho đến khi bé chấp nhận.


Vì là trẻ nhỏ nên mọi cảm xúc, tình cảm của các bé đều được thể hiện hết ra bên ngoài. Cha mẹ cần kiên trì, nỗ lực và bình tĩnh trong mọi tình huống. Có như vậy thì mới có thể giúp bé hiểu và giải quyết được mọi chuyện.
34-2.jpg
 
Top